Công nghệ in laser tạo ra vải thông minh, tự thu năng lượng

Công nghệ in laser tạo ra vải thông minh, tự thu năng lượng

Đăng ngày 04/12/2019
Trong chỉ 3 phút, các nhà khoa học từ Đại học RMIT có thể tạo ra được miếng vải kích cỡ 10 x10 cm chống thấm nước, co giãn và có khả năng tích hợp công nghệ thu năng lượng ngay lập tức, có thể sản xuất hàng loạt, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chất liệu có thể dùng trong các thiết bị lưu trữ năng lượng.

Trong chỉ 3 phút, các nhà khoa học từ Đại học RMIT có thể tạo ra được miếng vải kích cỡ 10 x10 cm chống thấm nước, co giãn và có khả năng tích hợp công nghệ thu năng lượng ngay lập tức, có thể sản xuất hàng loạt, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chất liệu có thể dùng trong các thiết bị lưu trữ năng lượng.

Công nghệ này cho phép in laser graphene supercapacitors - “siêu pin” tuổi thọ cao có thể dễ dàng kết hợp với miếng năng lượng mặt trời hoặc các nguồn năng lượng khác - trực tiếp vào vải.

Trong sản phẩm thử nghiệm, các nghiên cứu viên đã kết nối siêu tụ điện với một miếng năng lượng mặt trời, cho ra loại vải thông minh hiệu quả, có thể giặt được và tự tạo năng lượng, cải thiện các yếu điểm chính của công nghệ lưu trữ năng lượng trong loại vải thông minh hiện có.

Ngành chất liệu thông minh đang được giới khoa học rất quan tâm, có nhiều ứng dụng khác nhau trong lĩnh vực thiết bị thông minh đeo được cho khách hàng, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ, từ theo dõi các chỉ số quan trọng của bệnh nhân, đến theo dõi vị trí và tình trạng sức khỏe của người lính nơi chiến trường, và kiểm soát độ mệt mỏi ở phi công và tài xế.

TS. Rajkishore Nayak, giảng viên khoa truyền thông và thiết kế RMIT Việt Nam, cho biết, việc phát triển loại công nghệ này ở Việt Nam sẽ thúc đẩy ngành dệt may. “Thị trường thời trang và dệt may toàn cầu có thể chia thành hai nhóm: vải may quần áo dùng hàng ngày và vải công nghệ ngày càng có thêm nhiều ứng dụng. Hiện Việt Nam đóng góp lớn vào sản xuất ra vải quần áo thông dụng, nhưng sản xuất chất liệu công nghệ thì còn rất thấp dù nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng”, TS. Nayak cho biết.

Phát triển công nghệ này ở Việt Nam sẽ thêm tính năng vào thời trang thông dụng ở Việt Nam, làm tăng lợi nhuận cho ngành dệt may. Vậy nên, ngành thời trang và dệt may phải tìm kiếm và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào dây chuyền sản xuất.

TS. Nayak tiếp tục đề cập đến thành quả của nhóm nghiên cứu từ RMIT Melbourne: tạo ra nguyên liệu có hai tính năng song hành gồm chống thấm nước và thu năng lượng, là một nghiên cứu mới và là thành tựu lớn.

Nguồn: khoahocphothong