Phát triển và ứng dụng thành công công nghệ chiếu sáng tự nhiên

Phát triển và ứng dụng thành công công nghệ chiếu sáng tự nhiên

Đăng ngày 27/04/2022
Tập đoàn Phenikaa đã nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành công công nghệ chiếu sáng tự nhiên giúp tạo ra các nguồn sáng chất lượng cao với phổ ánh sáng tự nhiên, như ánh sáng mặt trời và tối ưu cho sự hấp thụ của mắt người.
Tập đoàn Phenikaa đã nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành công công nghệ chiếu sáng tự nhiên giúp tạo ra các nguồn sáng chất lượng cao với phổ ánh sáng tự nhiên, như ánh sáng mặt trời và tối ưu cho sự hấp thụ của mắt người.

Tiếp theo việc phát triển thành công các công nghệ lõi thiết yếu trong thời đại công nghệ 4.0 (như công nghệ bản đồ, công nghệ tự hành), tập đoàn Phenikaa vừa chính thức công bố việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng thành công “Công nghệ chiếu sáng tự nhiên – Phenikaa Natural TrueCircadian”. Đây là công nghệ nền tảng để tạo ra các nguồn sáng chất lượng với phổ ánh sáng tự nhiên, như ánh sáng mặt trời, vùng phổ ánh sáng sinh học được tăng cường và tối ưu cho sự hấp thụ của mắt người.

Công nghệ trên được chính đội ngũ các nhà khoa học, kỹ sư, chuyên gia thuộc Tập đoàn Phenikaa chủ trì nghiên cứu và phát triển.

Đến thời điểm hiện tại, Phenikaa là nhà sản xuất đầu tiên trong nước công bố các chỉ số gắn liền với chất lượng nguồn sáng và tiêu chuẩn đèn LED vì sức khỏe con người, đó là các chỉ số: hiệu suất cao (CRI), chất lượng ánh sáng cao (R9), chỉ số tác động sinh học cao (M/P) – hứa hẹn mang đến một kỷ nguyên ánh sáng chất lượng cao, tự nhiên và cân bằng vì sức khỏe con người.

 

Phát triển và ứng dụng thành công công nghệ chiếu sáng tự nhiên

 

Theo đại diện của Phenikaa, để tạo ra được những nguồn sáng chất lượng (tái tạo tốt nhất ánh sáng mặt trời tự nhiên, đồng thời có tác động tích cực lên nhịp sinh học và sức khỏe con người), các nhà khoa học và chuyên gia chiếu sáng của Tập đoàn này đã nghiên cứu một cách tổng thể và hệ thống về quang phổ mặt trời; về sự tiến hóa của loài người gắn với bìa rừng và đồng cỏ; phổ ánh sáng truyền trực tiếp và tán xạ trên thảm thực vật ở các môi trường khác nhau (trên đồng cỏ, bìa rừng, dưới tán cây…) để tối ưu các thông số của đèn LED cho các các môi trường, không gian và ứng dụng khác nhau. Điều này nhằm đáp ứng về yêu cầu đối với các nguồn sáng LED hiện nay, đó là vừa tiết kiệm năng lượng, đồng thời phải có chất lượng cao (hệ số trả màu CRI 90 thay vì CRI 80 như các đèn LED thông thường; có khả năng phản ánh trung thực màu sắc; đặc biệt là chỉ số R9 trên 45 so với giá trị R9 âm hoặc gần bằng 0 ở các đèn thông thường).

Điểm đột phá trong công nghệ chiếu sáng tự nhiên chính là việc thiết kế, chế tạo thành công chip LED xanh lục lam phát xạ trong vùng bước sóng từ 460 - 500 nm. Đây cũng chính là vùng ánh sáng sinh học hấp thụ bởi tế bào hạch võng mạc nhạy quang - là tế bào có chức năng điều tiết nhịp sinh học của con người.

Việc chế tạo được chip LED xanh lục lam đã giải quyết được một trong những điểm hạn chế đã tồn tại rất nhiều năm trong phổ ánh sáng của các đèn LED thông thường, đó là vùng lõm trong dải bước sóng từ 460 - 500 nm (nguyên nhân chính làm giảm chỉ số chất lượng ánh sáng của các nguồn sáng), cho phép tạo ra được các đèn LED có chỉ số hoàn màu cao nhất đạt CRI 97/100, chỉ số R9 cao nhất đạt 95/100, chỉ số tác động sinh học M/P cao nhất đạt 1,18 (giá trị thuộc nhóm cao nhất trên thế giới hiện nay) giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, tối ưu cho cảm nhận thị giác và phi thị giác.

Nguồn: khoahocphothong